Thuốc Melocox 15mg là một trong số những thuốc kháng viêm giảm đau không có cấu trúc steroid sử dụng phổ biến hiện nay trong điều trị viêm xương khớp. Theo thống kê của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, viêm xương khớp là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế cho con người, tiếp theo là vấn đề về lưng và cột sống. Điều đáng báo động là hiện nay, các bệnh lý về xương khớp đang có xu hướng trẻ hóa.
Thuốc Melocox 15 mg là thuốc gì?
Thông tin chung về thuốc Melocox 15 mg
– Tên biệt dược: Melocox
– Tên hoạt chất: Meloxicam
– Hàm lượng: 15 mg
– Dạng bào chế: viên nén
– Nhà sản xuất: Stada
Tác dụng của thuốc Melocox
Viên nén Melocox 15 mg có tác dụng giảm đau, chống viêm được sử dụng trong điều trị viêm xương khớp mạn tính.
Viêm xương khớp là một bệnh lý có sự tổn thương ở cấu trúc xương khớp gây đau đớn cũng như làm hạn chế vận động của bệnh nhân. Trên lâm sàng, có rất nhiều dạng viêm xương khớp, trong đó thường gặp các bệnh: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh gút, thoát vị đĩa đệm, bệnh gai cột sống, đau dây thần kinh tọa, thoái hóa cột sống…..
Các triệu chứng thường gặp của viêm xương khớp
– Đau nhức tại vị trí các khớp bị tổn thương: khớp ngón tay, khuỷu tay, khớp bả vai, khớp đầu gối, khớp ngón chân, các vị trí đốt sống như đốt sống cổ, đốt sống thắt lưng….Đau tăng khi vận động mạnh, giảm khi nghỉ ngơi do đó bệnh nhân có xu hướng hạn chế vận động các khớp này.
– Có thể xuất hiện các biểu hiện sưng, nóng, đỏ tại vị trí khớp. Ví dụ trong trường hợp bênh gút.
– Cứng khớp, biến dạng khớp.
– Làm hạn chế các hoạt động thường ngày của người bệnh, có thể gây tàn phế.
Thuốc Melocox chỉ có tác dụng giảm đau, chống viêm không điều trị được nguyên nhân gây bệnh. Do đó, muốn khỏi bệnh hoàn toàn, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
Chống chỉ định
– Người có tiền sử dị ứng với thuốc Melocox hay bất cứ thuốc nào thuộc nhóm NSAIDS.
– Trẻ em dưới 12 tuổi; phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
– Người mắc bệnh hen suyễn. Sử dụng thuốc Melocox có thể làm khởi phát cơn hen.
– Người có tiền sử hoặc đang mắc bệnh loét dạ dày – tá tràng.
– Người suy gan, suy thận nặng.
– Người mắc bệnh máu khó đông.
Thận trọng khi dùng thuốc
Khi dùng thuốc nếu có các biểu hiện bất thường trên da và niêm mạc như nốt chấm đỏ…cần ngừng thuốc và đến bác sĩ để được tư vấn thêm.
Tác dụng không muốn:
Tác dụng không mong muốn thường gặp của thuốc bao gồm: buồn nôn, nôn, đau bụng, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, ngứa, phát ban trên da và thiếu máu.
Hướng dẫ sử dụng thuốc Melocox 15 mg
Liều dùng và cách dùng thuốc
Thứ nhất về cách dùng, thuốc Melocox 15 mg có dạng viên nén dùng theo đường uống.
Thứ hai về liều dùng, tùy từng bệnh viêm xương khớp cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh, liều dùng sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:
– Viêm cột sống dính khớp và viêm khớp dạng thấp: 15 mg mỗi ngày. Nếu bệnh nhân có đáp ứng tốt với điều trị, có thể giảm liều còn 7,5 mg mỗi ngày.
– Thoái hóa khớp: 7,5 mg mỗi ngày.Nếu cần có thể tăng liều đến 15 mg mỗi ngày.
– Bệnh nhân có nguy cơ cao bị những phản ứng bất lợi: Ðiều trị khởi đầu với liều 7,5 mg mỗi ngày.
– Bệnh nhân suy thận nặng phải chạy thận nhân tạo: Liều không quá 7,5 mg mỗi ngày. Liều Meloxicam dùng tối đa trong một ngày được cho phép là 15 mg.
Lưu ý: Liều dùng ở trên chỉ áp dụng cho người lớn (trên 12 tuổi)
Cơ chế tác dụng của thuốc Melocox
Thuốc Melocox có hoạt chất là Meloxicam – thuốc chống viêm, giảm đau không steroid (NSAIDS)
Muốn hiểu được cơ chế tác dụng của thuốc, chúng ta cần hiểu về cơ chế hình thành viêm trong cơ thể.
Viêm là một phản ứng của bảo vệ của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Tứ chứng điển hình của viêm trên lâm sàng: sưng, nóng, đỏ đau. Khi yếu tố gây viêm tấn công tế bào (vi sinh vật, hóa chất, nhiệt độ…), lớp phospholipid màng tế bào sẽ phân hủy dưới tác động của enzym phospholipase A2 tạo thành acid arachidonic. Chất này sẽ chuyển hóa theo 2 con đường tùy thuộc vào loại enzym (enzym COX1 hay enzym COX2).
Dưới tác dụng của COX 1, acid arachidonic chuyển hóa thành prostaglandin sinh lý có tác dụng bảo vệ niêm mạc tiêu hóa, thận, tim mạch. Mặt khác, enzym COX2 chuyển hóa chất này thành prostaglandin có tác dụng gây viêm.
Trên thử nghiệm lâm sàng, thuốc Melocox ức chế chọn lọc enzym COX2 hơn COX 1 do đó nó ít có tác dụng phụ hơn so với các thuốc NSAIDS khác như: Aspirin, Ibuprofen, Diclofenac….tuy nhiên vẫn cần lưu ý khi trong sử dụng thuốc (mục chống chỉ định).
Thuốc Melocox 15 mg có tác dụng chống viêm giảm đau, được chỉ định chủ yếu cho các bệnh về viêm xương khớp do thuốc thấm tốt vào các ổ khớp vị viêm.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc Melocox 15 mg
Thuốc Melocox 15 mg thuộc nhóm thuốc NSAIDS, do đó bên cạnh tác dụng điều trị chống viêm, giảm đau còn có các tác dụng phụ cần lưu ý.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc Melocox 15 mg bao gồm chống chỉ định, thận trọng, tác dụng phụ, tương tác thuốc, xử trí quá liều, bảo quản thuốc.
Tương tác thuốc:
Thuốc Melocox tuyệt đối không phối hợp với các thuốc:
– Các thuốc kháng viêm không steroid khác : dùng nhiều thuốc kháng viêm không steroid cùng lúc có thể làm tăng tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa… do tác dụng hiệp đồng. – Thuốc uống chống đông máu như Clopidogrel, heparin, …và các thuốc làm tiêu huyết khối như: Alteplase, Streptokinase… – Lithium: các thuốc kháng viêm không steroid làm tăng nồng độ lithium trong máu. – Methotrexate: cũng như các kháng viêm không steroid khác, Meloxicam làm tăng độc tính trên máu của methotrexate tăng chảy máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu…
– Dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung: các thuốc kháng viêm không steroid có thể làm giảm hiệu quả ngừa thai. Thận trọng khi phối hợp thuốc Melocox với các thuốc sau: – Thuốc lợi tiểu: Dùng chung thuốc Melocox với thuốc lợi tiểu như furosemid, hydroclorothiazid, spironolacton…có thể gây suy thận cấp.
– Thuốc trị cao huyết áp (chẹn bêta, ức chế men chuyển, giãn mạch, lợi tiểu): tương tác với thuốc Melocox có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp.
– Cholestyramine làm tăng đào thải Melocox do Cholestyramine ngăn cản quá trình tái hấp thu thuốc Melocox theo chu trình gan – ruột. – Ciclosporine: các thuốc kháng viêm không steroid có thể làm tăng độc tính trên thận của ciclosporine. – Sử dụng thận trọng Melocox trên bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị tiểu đường.
Bảo quản thuốc
Bảo quản thuốc tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, nhiệt độ: 15 – 30 độ C
Quá liều
Khi có biểu hiện của ngộ độc thuốc Melocox, người nhà cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất.
Thuốc Melocox 15 mg giá bao nhiêu?
Thuốc Melocox 15 mg được xuất xứ từ Đức có hoạt chất là Meloxicam có tác dụng chống viêm giảm đau, được chỉ định chủ yếu cho các bệnh về viêm xương khớp do thuốc thấm tốt vào các ổ khớp vị viêm.
Giá thuốc Melocox 15 mg bao nhiêu? Hiện tại, trên thị trường dược phẩm, hộp thuốc Melocox 15 mg Stada gồm 3 vỉ x 10 viên nén giá dao động từ 40.000 – 45.000 VNĐ, giá thuốc Melocox 15mg có thể biến động tăng hay giảm còn tùy thuộc vào từng khu vực, địa điểm nhập khẩu.
Khi đi mua thuốc, bệnh nhân cần mang theo đơn của bác sĩ. Cần đọc kỹ tên hoạt chất, hàm lượng, nhà sản xuất, số đăng ký thuốc, hạn sử dụng thuốc được ghi trên bao bì sản phẩm để tránh mua phải hàng giả, kém chất lượng.
LH 0929 620 660 để được tư vấn thuốc Melocox 15mg giá bao nhiêu tham khảo tại website nhathuocaz.vn. Chúng tôi cam kết bán và tư vấn Thuốc nhập khẩu chính hãng, giá bán rẻ nhất
Thuốc Melocox 15 mg ở đâu Hà Nội, Tp HCM?
Thuốc Melocox 15mg mua ở đâu? Hiện tại, thuốc Melocox 15 mg đã được bán trên trang web online của nhà thuốc AZ. Để có thêm thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như tư vấn về bệnh hãy liên hệ với nhà thuốc qua số hotline 0929. 620. 660. Chúng tôi có đội ngũ dược sĩ lâm sàng giàu kinh nghiệm sẽ đồng hành cùng với người bệnh trong quá trình điều trị dùng thuốc và sau điều trị.
Hoặc bạn có thể đến nhà thuốc AZ tại các cơ sở dưới đây để mua thuốc và được tư vấn trực tiếp tại nhà thuốc.
*Văn phòng Hà Nội:
- Trung tâm Phân phối thuốc, số 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Số 7 ngõ 58 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội địa chỉ tại đây
- Chung cư Ecogreen City, Số 286 Nguyễn Xiển, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
*Cơ sở Hòa Bình
- Số 201 Phùng Hưng, P Hữu Nghị, Tp Hòa Bình (Gần chợ Tân Thành) địa chỉ tại đây
- Ngã Ba Xưa, Xuất Hóa, Lạc Sơn, Hòa Bình (Hiệu thuốc Lê Thị Hải)
- Phố Lốc Mới, TT Vụ Bản, Lạc Sơn, Hòa Bình (Cổng Bệnh viện huyện Lạc Sơn)
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.